Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

THẢO DƯỢC BÀI THUỐC QUÝ DÙNG ĐỂ GIẢI ĐỘC GAN.

Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa, con người dần dần rời xa những thực phẩm tự nhiên, thay vào đó là những thực phẩm được nuôi trồng bởi sự chăm sóc của hóa chất độc hại, chất kháng sinh, thuốc tăng trưởng, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm cùng với môi trường xung quanh ngày càng ô nhiễm nặng bởi những tác động của con người trong thời đại công nghiệp, khói nhà máy, khói bụi do những động cơ lưu thông dồn dập....Sức khỏe và tuổi thọ con người ngày càng bị đe dọa, nếu chúng ta không biết bảo vệ bản thân trước những tác hại đó thì sự sống của bản thân sẽ bị rút ngắn dần...
Đây là một bài thuốc quý từ các loại cây thảo dược giúp cho cơ thể đào thải những độc tố dư thừa mà cơ thể đã phải hứng chịu và tích tụ trong một thời gian dài.

1. CÂY BỒ CÔNG ANH
Tên khoa học: Taraxacum offcinale.L weber.
Họ cúc – Asteraceae
Cây bồ công anh (Taraxacum offcinale.L weber) 
* Theo y học cổ truyền, một số dược tính của Bồ Công Anh như sau:
- Chống loãng xương.
- Chữa rối loạn gan mật.
- Có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược cơ thể, biếng ăn. Nó còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng.
- Chữa rối loạn hệ bài tiết.
- Chữa chứng viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
- Bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa.
- Ngăn ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.
- Chữa các bệnh về bàng quang: toàn bộ rễ và lá cây bồ công anh đều có tác dụng lên bàng quang và dùng để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, lá có thể dùng làm tan các sỏi thận đã hình thành.

* Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy bồ công anh có tác dụng:
- Kháng khuẩn.
- Nhuận tràng.
- Lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu và trị bệnh cao huyết áp.
- Tại Hoa Kỳ, nhiều người xem bồ công anh là thần dược có tác dụng điều trị sưng loét bao tử, ung độc, đặc biệt là ung thư vú.

2. MÃ ĐỀ
Tên khoa học: Plantago majer. 
Họ mã đề: Plantaginaceae.
- Tính vị: vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiều, lợi phế, làm long đờm.
Cây mã đề. 

* Trong y học cổ truyền: mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thủng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam.

* Ở Thái Lan, toàn cây được dùng lợi tiểu, trị viêm họng và dùng ngoài trị viêm mủ da, sâu bọ cắn và dị ứng.
- Các thử nghiệm cho thấy, mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urea, acid uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu.
- Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ.
- Tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng.
- Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng.
- Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.
Lưu ý:
- Phụ nữ có thai cẩn thận trong khi sử dụng loại thuốc này.
- Đối với người cao tuổi hay đi tiểu đêm, tránh dùng mã đề vào buổi chiếu tối.

3. RAU MÁ 
Tên khoa học: Centella asiatica L.
Thuộc họ hoa tán: Apiaceae
Nền y học cổ truyền Ấn Độ cũng như y học dân gian nước ta đều sử dụng rau má làm thuốc từ lâu đời.

* Ở Ấn Độ, rau má còn được gọi là Brahmi hàm nghĩa một loại thảo dược có thể giúp con người tiến đến sự hòa hợp với tâm thức vũ trụ. Do đó, rau má thường có trong khẩu phần ăn của những vị thiền sư, những nhà yoga và những nhà thông thái.

* Theo y học cổ truyền:
Nhân gian hay dùng rau má làm thuốc chữa những bệnh thông thường: cảm cúm, sốt, khát nước, nhức đầu, viêm họng, cổ đau và sốt, đau bụng và lưng khi hành kinh, lợi sữa cho sản phụ mới sinh, bồi bổ cơ thể suy nhược vì bệnh tật hay tuổi cao và nhiều chứng bệnh kinh niên, thoái hóa như bệnh phong cùi, bệnh ngoài da, eczema hay phong thấp, thấp khớp.

* Theo y học hiện đại:
Đại học y khoa Maryland có nhiều khảo cứu về rau má cho thấy tác dụng của các thành phần: 
- Bracoside A: kích thích bài tiết nitric oxyd của mô làm giản nở vì động mạch cùng mao quản nên lượng máu di chuyển qua mô được nhiều hơn, chất độc dễ được đào thải.
- Bracoside B: tăng cường các chất chuyển hóa, giúp tế bào não làm việc tốt hơn.
- Asiaticoside: giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển mô liên kết, làm mạnh tế bào da, mô da căng trẻ và giúp cho vết mổ vết loét mau lành và lên da non, bảo vệ thần kinh chống lại độc tố thần kinh beta-amyloid nên có hiệu quả tốt đối với bệnh Alzheimer.
- Triterpenoid của rau má còn chống loét dạ dày, kháng virus và nấm.
Rau má giúp an thần, bớt lo âu, dễ tập trung tư tưởng và tăng trí nhớ, điều trị tăng áp lực tĩnh mạch. Người ta dùng rau má chữa hủi có kết quả tốt hơn chế phẩm của đại phong tử.

* Ở Úc: kinh nghiệm cho thấy rau má giúp được nhiều những chứng đau vì phong thấp và thấp khớp.
Lưu ý:
Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét