Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Tinh Dầu Giúp Khỏe Đẹp Cho Phụ Nữ Mang Thai ?

Ngày nay việc ứng dụng tinh dầu trong cuộc sống hàng ngày là thói quen phát triển rộng rãi. Vì những lợi ích mà tinh dầu thiên nhiên mang lại đã được con người áp dụng từ xa xưa, nó được xem như là một phương thuốc thần kỳ giúp giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ trong mọi giai đoạn cuộc sống.

Tinh dầu thiên nhiên được ví là nhựa sống của cây vì được chiết xuất 100% từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây… nó mang một sức sống, nguồn năng lượng mạnh hơn 100 lần so với các loại thảo dược sấy khô. Là lựa chọn an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai, vì trong quá trình mang thai phụ nữ thường có cảm giác đau nhức do dây chằng của các khớp bị giãn, đồng thời thay đổi về mặt tâm sinh lý, nên cảm giác căng thẳng mệt mỏi thường xuyên xuất hiện. Do đó, tinh dầu được áp dụng thông qua xoa bóp trị liệu, xông hương giúp cho bà mẹ có được tinh thần thoải mái trong giai đoạn này. Một số loại tinh dầu còn có khả năng chống nhiễm trùng... Tuy nhiên trước khi áp dụng tinh dầu trong việc điều trị những triệu chứng gặp phải và chăm sóc phục hồi sức khỏe-sắc đẹp, bạn nên thận trọng khi dùng, tránh sử dụng chúng trong 3-4 tháng đầu của thai kỳ.


Các loại tinh dầu tốt cho thai kỳ:
Tinh dầu được ứng dụng trong việc trị liệu an thần, giảm stress, giảm đau cơ nhức mõi, đem đến trạng thái cân bằng cả thể chất lẫn tinh thần … 

Hoa cúc (Chamomile): giúp bạn khỏe mạnh, an thần, thư giãn, sát trùng, giảm đau, kháng viêm và giảm sự co thắt. Loại tinh dầu này còn giúp xoa dịu các chứng đau cơ, đau đầu, đau răng và chứng khó tiêu.
Bạch đàn (Eucalyptus): có tác dụng khử trùng, kháng sinh, giảm đau, chống viêm, kháng vi-rút. Nó có tác dụng trong các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp. 
Khuynh diệp: Có tác dụng khử trùng, kháng sinh, giảm đau, kháng viêm và chống virus. Loại này đặc biệt tốt cho hô hấp.
Phong lữ (Geranium): Có thể sử dụng sau tháng thứ 3 của thai kỳ. Nó có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, làm săn chắc, tạo cảm giác tươi mát, giảm đau chân và rất tốt trong các trường hợp tuần hoàn kém. 
Oải hương (Lavender): Có tính năng sát khuẩn, giảm đau, chống suy nhược, xoa dịu và mang lại cảm giác thư giãn. Nó còn giúp làm dịu các chứng đau nhức trong thời kỳ mang thai, kích thích sự tái tạo tế bào mới. 
Bưởi (Grapefruit): Giúp tiêu hóa tốt, cầm máu và giữ ẩm.
Trà xanh (Tea tree): Có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, kháng nấm, kháng virus. Có thể được dùng để điều trị bệnh nấm trong khi mang thai. Thư giãn.
Chanh (Lemon): thư giãn, có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, kháng nấm, làm săn chắc. Nó có lợi trong việc xoa bóp làm thư giãn tĩnh mạch.
Quýt (Mandarin, Tangerine): có tác dụng khử trùng, làm tươi mát, thư giãn nhẹ, xoa dịu chân và massage mắt cá chân. Có tác dụng chống co thắt, kích thích mạch bạch huyết, làm dịu, an thần. Giúp ngăn ngừa tình trạng căng cơ nặng.
Ngọc Lan Tây (Ylang Ylang): có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, kích thích tình dục, an thần, hạ huyết áp. Phục hồi khi làm việc quá sức hoặc căng thẳng.


Một số điều cần lưu ý khi áp dụng liệu pháp tinh dầu trong lúc mang thai: 
1. Nên thận trọng khi sử dụng: Tinh dầu giúp mang lại cảm giác dễ chịu trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với hương thơm hoặc có người thân trong gia đình dị ứng với chúng, hãy cẩn thận trong khi sử dụng. 
2. Cách pha loãng các loại tinh dầu: 
Đặc tính của tinh dầu là cô đặc, vì vậy cần phải được pha loãng trước khi sử dụng. 
- Khi dùng để xoa bóp trị liệu cho thai phụ, tỉ lệ pha loãng khoảng 2%, tương đương khoảng 10 giọt tinh dầu pha với 30ml (2 thìa) dầu nền (dầu dừa, dầu olive,...), massage nhẹ nhàng cho máu luu thông, giảm đau nhức các khớp, phòng chống rạn da.
- Đối với liệu pháp ngâm bồn tắm xông hương trong giai đoạn thai kỳ, thì cho khoảng 6 – 10 giọt tinh dầu vào bồn nước ấm, đừng quên hòa tan chúng trước khi bước vào bồn. Tắm với tinh dầu trong giai đoạn này giúp thư giãn khung xương chậu và phòng tránh các vết rạn da.
- Nếu sử dụng để chườm nóng thì pha 3 – 6 giọt tinh dầu vào một bát nước ấm và dùng khăn thấm nước để chườm nóng.
- Bạn cũng có thể xông tinh dầu bằng cách nhỏ khoảng 3-6 giọt tinh dầu vào một tô nước ấm. Sau đó, bạn hít thở đều đặn khi mùi hương của chúng phát tán cùng với hơi nước trong không khí. 
3. Hạn chế hoặc tránh áp dụng liệu pháp tinh dầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Trong giai đoạn này, bào thai đang dần được hình thành nên tránh áp dụng liệu pháp tinh dầu. Cần hỏi thêm tư vấn của Bác sĩ. 
4. Chú ý tránh sử dụng các loại tinh dầu được xem là chống chỉ định khi mang thai: Một số loại tinh dầu có thể gây rối loạn đông máu hoặc tăng co rút không được áp dụng cho phụ nữ lúc mang thai. 

Một số loại tinh dầu sau không nên sử dụng trong giai đoạn này: Húng quế (Basil), Tuyết tùng (Cedarwood), Quế (Cinnamon), xô thơm (Clary sage – có thể sử dụng trong khi sinh), Đinh hương (Clove), Cây bách (Cypress – có thể sử dụng sau tháng thứ 5 của thai kỳ), Thì là (Fennel), Nhài (Jasmine – có thể dùng trong khi sinh), Bách xù (Juniper), Cỏ chanh/Sả chanh (Lemongrass), Bạc hà (Peppermint), Hương thảo (Rosemary), Kinh giới ngọt (Sweet marjoram), Cỏ Xạ hương (Thyme). 

Ths Bs. Nguyễn Tất Bình
(Theo Naturalbloom)

Tình dầu phải được chiết xuất hoàn toàn 100% từ thiên nhiên là an toàn cho phụ nữ mang thai!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét